KEIRO NO HI – 敬老の日, NGÀY LỄ RIÊNG ĐỂ TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI

KEIRO NO HI – 敬老の日, NGÀY LỄ RIÊNG ĐỂ TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI

Ở xứ sở “Mặt trời mọc” còn có một ngày lễ riêng để tỏ lòng tôn kính, kính trọng với những thế hệ đi trước, đó là Ngày Kính lão (Keiro No Hi – 敬老の日) rơi vào thứ Hai lần thứ 3 của tháng 9 và năm nay là ngày 21 tháng 9.

KEIRO NO HI – 敬老の日, NGÀY LỄ RIÊNG ĐỂ TỎ LÒNG KÍNH TRỌNG VỚI NGƯỜI LỚN TUỔI

Nhật Bản là quốc gia có số dân già nhất thế giới, với tỷ lệ người cao tuổi ở nước này chiếm 28,4% tổng dân số (theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản - 2019). Với đặc trưng này, ở xứ sở “Mặt trời mọc” còn có một ngày lễ riêng để tỏ lòng tôn kính, kính trọng với những thế hệ đi trước. Đó là Ngày Kính lão (Keiro No Hi – 敬老の日) rơi vào thứ Hai lần thứ 3 của tháng 9 và năm nay là ngày 21 tháng 9.

361b7910f4e60bb852f7

Khởi nguồn chính xác của Ngày Kính lão tuy không ai biết nhưng có một số thuyết nổi tiếng nhất như sau:


• Nhà Chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc tên là Shotoku Taishi (聖徳太子/ 574 ~ 622) đã mở ra một nơi gọi là Viện Hiden (Hidenin – 悲田院) ở Osaka với mục đích cứu giúp những người nghèo khổ, già cả, bệnh tật không có người chăm sóc. Từ đó người ta chọn ngày này là Ngày Kính lão.

• Một thuyết khác thì cho rằng, vào năm 717 Hoàng đế Nhật Bản đã lựa chọn niên hiệu là Yoro (養老 – Dưỡng Lão), và người ta chọn ngày Hoàng đế tới thăm nước Yoro (養老の滝) là Ngày Kính lão.

-Hoạt động chính diễn ra trong ngày Kính lão: 


“Ngày Kính lão” là ngày lễ nhằm mục đích “khuyến khích người già phấn đấu cải thiện cuộc sống, mỗi ngày sống khỏe, sống vui”. Vì vậy, trong ngày này, người già tại Nhật Bản thường đổ ra các con phố, tham gia các hoạt động lễ hội nhằm chứng minh sức khỏe tốt , sự dẻo dai của bản thân.

Lịch đỏ Nhật Bản 2020 - 15 ngày nghỉ lễ của Nhật - Bạn đã biết chưa?


Ngày Kính lão là ngày nghỉ quốc gia, vào ngày này con cháu thường thể hiện tình cảm của mình đối với ông bà bằng cách về quê, đến thăm, tặng quà cho ông bà, bố mẹ và cùng nhau ăn một bữa cơm quây quần. Không có một quy chuẩn quà tặng nào cả, miễn là món quà đó xuất phát từ tấm lòng tôn kính, yêu thương của con cháu.


Các bé tiểu học cũng được dạy làm bánh để đem đến tặng những người già trong khu phố hoặc các viện dưỡng lão. Tất cả các viện dưỡng lão đều sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi, lễ hội để tạo không khí ấm áp, vui vẻ hơn cho những cụ già ở đó.

 

Tục ngữ “Kính lão đắc thọ” - Gõ Tiếng Việt


Tại Việt Nam cũng có ngày Truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (6/6) uyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi, để người cao tuổi “sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc mỗi ngày”.